MUA ĐÀN PIANO CŨ HAY MỚI ?
Tôi gặp hai khách hàng muốn mua Piano. Một cô nói có người hàng xóm mua giá 3000 usd. Qua miêu tả, tôi đoán chiếc đàn đó chỉ khoảng hơn 1000 usd thôi. Cô ấy bảo nhà ấy hay nói phét. Cô ấy cũng muốn tìm hiểu vì nếu cô ấy nhìn bề ngoài thì cũng chẳng biết tại sao cái đàn này 1000 usd, cái kia 5 hay 7 ngàn usd.
Có người bảo piano không có giá - tức là nói bao nhiêu cũng được.
Tôi không nghĩ vậy, piano có giá, nó được đánh giá chất lượng bởi các nhà chuyên môn.
Ở Nhật Bản, có nhiều Công ty cung cấp piano đã qua sử dụng. Phần lớn trong họ là những Công ty làm ăn tương đối nghiêm túc. Họ có hiệp hội piano, đánh giá chất lượng đàn piano tốt, xấu, khá bài bản.
Tuy nhiên, cũng không nên quá tin vào khả năng đánh giá chất lượng của họ vì có doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp thu mua đàn cũ của Nhật, trước kia chỉ là Công ty vận chuyển Piano, sau này, biết mối làm ăn, họ đứng ra thu gom, chỉnh sửa rồi bán lại trong và ngoài nước Nhật.
Do vậy, nhiều khi, việc đánh giá chất lượng piano cũ của họ cũng không thật chính xác như ta vẫn nghĩ, tuy nhiên, về cơ bản, họ đánh giá khá chuẩn, trừ những doanh nghiệp nhỏ, làm ăn thiếu cơ bản.
Bạn đi mua đàn là bạn muốn hướng con bạn vào một nhu cầu thưởng thức lành mạnh. Tôi cũng có quan điểm rằng nếu ai bán phở nhưng không cho con cái của họ ăn phở do họ bán thì các bạn không nên ăn phở đó .
Tôi thì muốn con tôi học đàn. Chúng làm nghề gì sau này cũng được, nhưng phải biết chơi đàn và tôi cho điều đó là hợp lý vì tôi nghĩ: Âm nhạc có thể làm tâm hồn thăng hoa.
Cũng như phần lớn các ông bố bà mẹ khác, những đứa con là tất cả những gì tôi có, tôi có thể làm nhiều việc vì chúng, trong đó có khả năng nhận thức âm nhạc.
Khi có người đến mua đàn, tôi luôn muốn nói những khó khăn cha mẹ sẽ gặp phải khi cho con đi học đàn.
Tôi thường bảo:
"Nếu anh/chị có thể đưa con anh/chị mỗi tuần một lần đến trường, ngồi đợi 45 phút cho nó học xong rồi đưa nó về nhà trong vòng 3 năm thì tôi nghĩ anh/chị giống như một người hùng. Riêng công lao đó cũng đã xứng đáng để con cái anh (chị) biết chơi tàm tạm vài bài hát hoặc một loại nhạc cụ nào đó".
Khi khách mua đàn của chúng tôi, tôi muốn sau khi mua xong, họ mang cháu đến Cơ sở Đào tạo của chúng tôi để chúng tôi có thể tiếp tục gặp họ, nói cho tôi những khiếm khuyết của cây đàn (nếu có), để tôi có thể gặp cháu bé xem nó có gặp khó khăn gì khi học nhạc hay không...
Tôi mở phòng học nhạc không phải vì lợi nhuận trước mắt vì học phí học trung bình hiện nay là 350 000 vnđ/tiết, chi phí giáo viên khoảng 300 000 vnđ/tiết .
Trừ chi phí, chỉ còn khoảng 50 000 vnđ/tiết thì khả năng lỗ nhiều hơn lãi.
Tuy nhiên, nếu trong vòng vài năm, các cháu biết chơi đàn tàm tạm, khách hàng của chúng tôi mua đàn rồi không phải bán đi, họ nói tốt về chúng tôi cho bạn bè.
Đó chính là nguồn lợi trực tiếp.
Trở lại việc mua đàn:
Vấn đề là MUA ĐÀN PIANO CŨ CHẤT LƯỢNG TỐT, GIÁ RẺ hoặc giá hợp lý ở đâu và làm thế nào để phân biệt được đâu là đàn piano chất lượng cao, tốt và ĐÀN PIANO chất lượng tồi, xấu?
Ai là người bán những sản phẩm đó?
Vấn đề hay gặp phải là ĐÀN PIANO CƠ hay bị tịt nốt khi thời tiết ẩm, gây khó chịu cho người chơi .
Các khớp chuyển động của đàn piano được lót bằng dạ, dạ gặp thời tiết ẩm thì trương lên, chèn vào khớp làm khớp đàn chuyển động khó khăn.
Đàn mua mới tinh cũng bị tịt nếu thời tiết ẩm .
Vậy, đàn bị tịt không phải là đàn hỏng, có nhiều loại ĐÀN PIANO MỚI, do không sấy, để môi trường ẩm thấp cũng bị tịt nhiều.
Tôi cũng thấy nhiều đàn Yamaha mới tinh, mua rất đắt tiền, dùng trong điều kiện khí hậu Việt nam, nhất là miền Bắc, cũng bị tịt do ẩm.
Tuy nhiên, có đàn nhạy cảm với độ ẩm nhiều, có đàn ít. Theo tôi, phần dạ của đàn piano YAMAHA cũ ít nhạy cảm , ít hút nước, ít bị tịt hơn so với các thương hiệu đàn Nhật khác.
Phím và máy đàn KAWAI và YAMAHA thường đều đặn hơn.
Nói chung, tôi thấy piano cơ KAWAI và YAMAHA có vẻ đều hàng hơn nếu so sánh trong các thương hiệu đàn piano khác của Nhật Bản .
Cũng có một số thương hiệu con của KAWAI như Diapason, Marchen, Emperor (OEM), Boston.., của YAMAHA như Kaiser, Miki (OEM), Eterna.
Máy đàn của những thương hiệu này của chính hãng PIANO KAWAI hoặc YAMAHA, chất lượng đàn hầu như không kém đàn chính hãng mang tên Công ty (mẹ) là mấy.
Xin lưu ý là đàn Kawai có sản xuất đàn piano cơ Boston (acoustic piano), do Công ty sản xuất đàn piano nổi tiếng thế giới của Mỹ là Steinway & Sons thiết kế .
Đàn Boston do Kawai sản xuất, mang tên khác, nhưng chất lượng hơn những dòng Kawai thông thường nhiều .
Bạn có thể tìm thấy thương hiệu Piano Boston và piano Essex trong trang web chính thức của Công ty sản xuất piano Steinway & Sons .
https://www.steinway.com/pianos/essex
Đàn piano cơ Essex cũng được sản xuất tại Châu Á, cụ thể là Trung Quốc, dưới sự giám sát của Steinway & Sons.
Quay lại đàn piano cơ của Nhật:
Sản phẩm đầu tiên của piano YAMAHA từ năm 1900. YAMAHA là thương hiệu làm đàn lớn, uy tín, trong khuôn khổ đàn piano cơ của Nhật.
Bạn muốn biết năm sản xuất của chiếc đàn YAMAHA, bạn vào google.com và đánh dòng chữ "when was your yamaha or eterna piano made" hoặc bạn bấm thẳng vào ĐÂY; muốn tìm hiểu năm sản xuất của đàn Kawai, bạn bấm vào ĐÂY, trang web đó sẽ cho bạn thông tin đúng.
KAWAI cũng là thương hiệu lớn và nổi tiếng ở Nhật. Tôi nghe một ông Chủ tịch một Công ty mua bán đàn piano cũ uy tín của Nhật nói về đàn piano Nhật như sau:
" Nói đến truyền thống thì hãy nói đến Yamaha, nói đến kỹ thuật thì hãy nói đến Kawai" .
Theo tôi biết thì ở Nhật, rất nhiều người thích đàn Kawai, có thông tin cho rằng nhiều người dùng Kawai hơn Yamaha.
Đàn Kawai tốt, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy, ở Hà nội, đàn piano Kawai cũ nhạy cảm với độ ẩm hơn Yamaha vì Hà nội có khí hậu nóng ẩm hơn các tỉnh phía Nam.
Tuy vậy, bản thân tôi cũng thích đàn Kawai cũ vì âm thanh đều, đầy đặn, máy và búa đàn chắc chắn.., hơn nữa, giá thành thì hoàn toàn chấp nhận được.
Đó là đàn piano Kawai cũ, còn đàn Kawai mới ở Hà nội vẫn chưa phải là mặt hàng nhiều người dùng nên bản thân tôi vẫn chưa có đánh giá tổng quát về độ nhạy cảm với thời tiết của dạ đàn piano Kawai mới.
Tuy nhiên, tôi tin Kawai Piano là Công ty làm đàn piano có lịch sử đáng tin cậy.
Tôi cũng tin rằng nếu bạn có chế độ sấy tốt, đàn Kawai cũ hay mới đều có thể dùng tốt. Cụ thể là mùa nồm ở Hà nội, bạn nên cắm ống sấy (thường lắp sẵn trong đàn) một vài tuần hoặc một vài tháng tùy theo vị trí để đàn và tùy theo mức độ ảnh hưởng độ ẩm của từng cây đàn để giữ cho đàn được khô ráo.
Cụ thể là nếu bạn thấy đàn bị tịt nốt, chơi không kêu thì bạn cắm ống sấy vào (thường lắp sẵn trong đàn), rồi để vài ngày, vài tuần, có thể cắm vài tháng cho đến khi đàn chơi lại bình thường.
Nếu đàn vẫn bị tịt, chắc là do lý do khác, bạn cần gọi thợ sửa đàn.
Xin nhắc lại là đàn PIANO mới 100% mua về cũng có thể bị ẩm. Đàn bị ẩm đơn thuần không phải đàn hỏng. Giống như cây hoa - cây cần tưới nhiều nước, cây cần ít; đàn cũng na ná như vậy, có đàn cần sấy nhiều, có đàn cần sấy ít.
Việc sấy nhiều ít còn phụ thuộc vào vị trí để đàn, vùng miền địa lý - bạn để nơi khô ráo, bật điều hòa nhiều, không khí khô, bạn cần sấy ít; bạn để cạnh bể nước, bể bơi, nơi ẩm thấp, bạn cần sấy nhiều hơn.
Tóm lại, bạn cắm ống sấy nhiều, ít tùy thuộc vào cây đàn bạn đang dùng, vị trí bạn để đàn, vùng miền bạn đang ở...
Bạn lưu ý là đàn đang hoạt động bình thường, không bị tịt, bạn không cần sấy. Nhiều người cẩn thận, sợ đàn tịt, sấy liên tục, đàn sẽ bị khô tiếng do búa đàn bị sấy khô cứng, phần gỗ của máy đàn cũng bị co ngót, bảng âm thanh (sound-board) cũng có thể bị nứt do quá hanh khô.
Thường thì ở miền Bắc, mấy tháng mùa nồm trước và sau tết âm lịch, bạn nên cắm ống sấy. Tuy nhiên, nếu đàn bạn không bị kẹt nốt, bị tịt, ngay cả trong những mùa này, bạn cũng không cần cắm ống sấy.
Nguyên tắc là bạn thấy đàn của bạn vẫn ok thì khỏi sấy; giống như cây hoa bạn đang trồng, bạn không tưới mà nó vẫn sống thì bạn kệ nó, có thể nó đã tiếp cận được nguồn nước ở đâu đó, bạn tưới quá nhiều, có thể nó bị úng nước chết.
Bạn xem phần "Dịch vụ bảo quản đàn piano" để biết thêm thông tin.
Bạn chọn đường nào?
Nếu bạn mua đàn của chúng tôi mà gặp phải cây đàn quá nhạy cảm với thời tiết thì trong vòng 01 năm, bạn vẫn có thể liên hệ để đổi cây đàn khác với điều kiện bạn phải chịu một số chi phí, trong đó có chi phí vận chuyển, đàn không bị sứt xát nhiều và đã được bảo hành bởi người của chúng tôi trong quá trình sử dụng để sau khi phục hồi, chúng tôi sẽ đưa vào sử dụng.
Các bạn có thể tìm hiểu các thương hiệu đàn piano Nhật trong phần dươi bài.
Nhiều khi, những hãng đàn piano Nhật hay lấy tên các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới để đặt tên cho đàn nên người mua tưởng đàn có XUẤT XỨ CHÂU ÂU.
Thực sự không phải như vậy.
Các bạn đừng nhầm vì cũng có người bán hàng nói vậy.
Đàn của những hãng khác (ngoài Kawai và Yamaha) cũng tốt, những loại bình thường được bán trên thị trường Việt Nam, giá dao động từ từ 1200 Đô đến 2000 usd (khoảng từ 26 đến 44 triệu) tuỳ chất lượng; những chiếc đặc biệt, có thể có giá cao hơn, song theo kinh nghiệm, không phải nhà cung cấp đàn cũ nào cũng có khả năng đánh giá đàn tốt.
Nhiều người chuyên nghiệp cũng chỉ dùng những loại đàn này và cũng cảm thấy hài lòng.
Tại sao ở Việt Nam, mọi người hay mua đàn piano cũ?
Có lẽ 90% người mua piano ở Việt Nam đều mua đàn cũ, không tin, bạn cứ hỏi tất cả những người có đàn piano ở HÀ NỘI, ĐÀ NẴNG, Tp Hồ Chí Minh hay các tỉnh thành khác mà bạn biết xem họ mua đàn piano cũ hay mới.
Tôi tin con số thống kê của bạn sẽ giống như tôi.
Anh bạn kinh doanh cùng tôi hỏi là không hiểu ĐÀN PIANO CŨ BÁN vào thị trường ở Hà nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ngãi, Đà Lạt, Vũng Tàu, tp Hồ Chí Minh (tp hcm, tphcm, tp.hcm, tp hồ chí minh) và trên toàn quốc ở đâu ra mà nhiều thế, nhập khẩu mãi, BÁN mãi mà không hết.
Như trong mục "Dịch vụ tư vấn học nhạc" tôi đã đề cập - mua đàn dễ hơn học đàn .
Hiện nay, nhiều chiếc đàn piano cũ giá rẻ chỉ bằng chiếc xe máy Nhật loại bình thường, nên để đủ điều kiện kinh tế mua một cây đàn piano cũ của Nhật, loại bình thường thì dường như đa số người ở Việt Nam ở các thành phố lớn đều có thể làm được.
Một chiếc đàn piano cũ không phải của KAWAI, YAMAHA hoặc các thương hiệu khác có xuất xứ tại Nhật hoặc Hàn Quốc, nếu bạn bảo quản và được sửa chữa đúng cách, có thể dùng tốt trong thời gian dài, mà giá của nó chỉ khoảng 1100 usd trở lên (tương đương khoảng 24.5 triệu vnđ theo tỉ giá 22 300 vnđ/ usd trong thời điểm tôi viết bài này).
Nếu có ít tiền hơn, bạn có thể mua loại khoảng 1000 usd (tương đương 22.3 triệu vnđ). Loại này hình thức không đẹp lắm, nhưng vẫn dùng được; tuy nhiên, nó tương đối cũ và bạn cần một nhà cung cấp piano cũ thực sự biết chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.
Nếu bạn mua loại cao tiền hơn: 1700 đến 3500 usd hoặc hơn thì chất lượng chắc là ok (xin nhắc lại là nếu bạn gặp nhà cung cấp piano tốt), song bạn nên có chế độ chăm sóc thường xuyên (ít nhất mỗi năm/lần nếu chơi nghiệp dư, dưới 45 phút/ngày).
Vậy, mua đàn piano không khó lắm, nhưng học lại rất khó, do đó, sẽ nhiều người bỏ cuộc.
Không phải ở Việt nam mà ở nước ngoài, nhiều người cũng cho rằng học đàn dễ nên mua đàn.
Quan điểm đó không đúng lắm !
Nhiều người mua đàn, không học được, lại phải bán đi.
Rốt cuộc là cây đàn piano mới tinh, được để ở nhà nọ, nhà kia vài năm hoặc hàng chục năm, không có người dùng là chuyện chẳng hiếm.
Đàn piano của Nhật là sản phẩm đẹp, tốt và được chế tạo thích ứng với cường độ làm việc cao (có thể tập 2,3 hoặc 5,7 tiếng mỗi ngày) nếu bạn mua loại đắt tiền. Đa số, mọi người mua đàn để học chơi (amateur) nên cường độ sử dụng vài chục phút mỗi ngày.Tôi vẫn nói đùa là dùng như vậy chẳng khác gì "gãi ngứa" cho đàn và không thể làm hỏng được đàn. Hơn nữa, chiếc đàn piano thường có tuổi thọ khá cao tùy theo cách bảo quản và vùng miền địa lý nên một mặt, hàng năm có rất nhiều piano mới được sản xuất tại Nhật và các nước thứ 3 mang thương hiệu Nhật; mặt khác, những chiếc đàn cũ, tuổi thọ dài, sử dụng quá ít, được mua đi bán lại (chưa kể đến chính sách thu mua piano cũ trên toàn thế giới về phục chế rồi đưa trở lại thị trường của nhiều doanh nghiệp kinh doanh piano cũ của Nhật) thì số lượng piano đã qua sử dụng tràn ngập thị trường là điều dễ hiểu).
Nếu trái đất này mọi người đều sống thọ mà sinh đẻ nhiều thì tăng dân số cũng là điều dĩ nhiên. "Xã hội piano" cũng tương tự như vậy .
Dân số con người tăng, nhưng mỗi con người đều đáng quí ; "dân số piano" tăng, nhưng mỗi cây đàn piano vẫn đáng quí, hơn nữa, nếu ta gặp được người thợ sửa đàn piano lành nghề thì điều đó rất thú vị.
Vậy, đàn piano cũ, dùng ít, để lâu, nếu được phục chế đúng qui cách, giá cả chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba so với hàng mới thì chẳng có lý do gì mà không dùng, nhất là người Việt Nam phần lớn đang còn nghèo.
Việc tiết kiệm ngoại tệ, nhập những thiết bị, công nghệ then chốt để phát triển, hội nhập là điều làm tôi thích thú; song điều này không phải ai cũng thích, nhất là các nhà cung cấp piano mới trên thị trường Việt Nam.
Vì vậy, thỉnh thoảng, tôi nói riêng và những người buôn piano cũ tự nhiên trở thành kẻ khó ưa trong mắt những nhà cung cấp piano mới là điều khó tránh khỏi .
Và đó cũng là một trong các lý do tôi đã trở thành NHÀ CUNG CẤP PIANO MỚI, bán cả PIANO MỚI và CŨ của Feurich, Kawai, Yamaha và các THƯƠNG HIỆU ĐÀN PIANO Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc khác.
Nếu tôi không nhầm thì rất nhiều người trong chúng ta, của ngon, vật lạ không dám hoặc không đủ tiền để ăn, phải xuất khẩu để tìm kiếm ngoại tệ; trong khi, ngược lại , nhiều khi, ta nhập những chiếc xe hơi hoặc chiếc đàn quá đắt tiền chỉ để chơi.
Mỗi lần nghĩ vậy, tôi thấy tiếc !
Trên quan điểm cá nhân, đôi khi, tôi thấy không cần thiết lắm. Những gia đình giàu có, thường là những gia đình tiết kiệm, những đất nước giàu có cũng vậy.
Việt Nam còn nghèo, lý do chính đáng để hoang phí, chắc là không có.
Có người khách mua cây đàn Yamaha U3H của tôi với giá 2400 usd và hỏi tôi tại sao tôi không giải thích cho mọi người hiểu là với số tiền như vậy, thêm một chút vào, cô ta có thể mua được cây đàn YAMAHA sản xuất ở nước thứ 3 mới tinh mà cô ta vẫn mua đàn cũ. Cô ta cũng đã tạo ý tưởng để tôi viết bài này và tôi hi vọng giúp được ai muốn mua đàn piano trả lời được câu hỏi của họ.
Ở Nhật, các hãng sản xuất đàn piano mới có vẻ không mặn mà với các Công ty phục chế đàn cũ vì nếu các công ty này phục chế đàn cũ tốt, tiêu thụ tốt, đàn mới sẽ tiêu thụ ít đi. Cũng dễ hiểu khi ở Việt Nam, nếu các nhà cung cấp PIANO MỚI tỏ ra không thân thiện với những người bán đàn PIANO CƠ cũ.
Để làm được một cây đàn piano mới rất công phu, nhất là ở những đất nước công nghiệp phát triển, khi giá nhân công quá cao.
Do vậy, GIÁ ĐÀN PIANO MỚI đắt so với thu nhập chung của người Việt là điều dễ hiểu.
Một cây đàn Yamaha Nhật, làm tại nước thứ 3, bán tại Việt Nam (trong thời điểm tôi viết bài này) rẻ tiền nhất cũng có giá khoảng gần 3000 usd hoặc hơn (khoảng 70 triệu đồng). Rẻ tiền nhất thì không hi vọng là nó rất tốt , tất nhiên, nó chấp nhận được vì Tập đoàn Kawai hay Yamaha thường không để một model đàn piano làm ảnh hưởng đến uy tín của họ.
Song cũng có nhiều quan điểm, cậu kỹ thuật viên khá kinh nghiệm của chúng tôi trả lời khi tôi hỏi cậu ấy là nếu cậu ấy có 3000 usd, cậu ấy sẽ mua đàn piano mới hay đàn piano cũ.
Cậu ấy trả lời là cậu ấy sẽ mua piano mới dùng cho sướng.
Song tôi thì nghĩ khác, với 3000 usd, các linh kiện đàn piano mới được cấu tạo tương đối nhỏ, các bộ phận không được cứng cáp lắm nên nếu tôi tìm được nhà cung cấp piano cơ cũ uy tín, tôi sẽ mua đàn cũ .
Vậy nên mua đàn piano mới hay đàn cũ?
Một chiếc YAMAHA - U3M từ lúc bắt đầu sản xuất đến lúc dừng sản xuất có giá 5000 usd (giá trị đồng usd của những năm 80, thời điểm sản xuất đàn U3M, lớn hơn nhiều giá trị hiện tại).
Giá đàn YAMAHA - U3M cũ hiện nay trung bình khoảng từ 2 đến 3000 usd tùy theo chiếc và có thể đắt hơn nếu nó được phục chế bài bản, ít dùng và thực sự tốt.
Một chiếc đàn piano U3H lúc mới được sản xuất khoảng từ những năm 70, đầu năm 80 thế kỷ trước có giá là 3000 usd.
Hiện tại, giá cũ trên thị trường vẫn khoảng từ 1800 usd đến 2600 usd tùy theo chiếc. Tất nhiên giá trị đồng Yên và đồng usd thời điểm trước đây khác, nhưng dù sao, từ lâu, tôi đã thấy U3H không phải mặt hàng làm tôi thích, tất nhiên là có một số cái vẫn ổn.
Một chuyện khác:
Có người khách đi qua Cửa hàng của tôi, muốn mua cây đàn trị giá 3000 usd (tương đương khoảng gần 70 triệu đồng).
Anh ta qua 2 lần, lần nào cũng vội vì chắc anh ta còn đi xem nhiều chỗ để SO SÁNH và tìm câu trả lời cho CHẤT LƯỢNG và GIÁ CẢ. Mỗi lần tôi có khoảng 10 phút để nói chuyện với anh ta. Có người đi qua Cửa hàng khoảng 5 phút rồi lắc đầu và muốn đi ngay. Tôi có 5 hoặc 10 phút để làm cho người ta tin tôi và trao cho tôi hơn 70 triệu vnđ .
Quả thực là thách thức !
Nếu anh ta không mua, tôi cũng thông cảm.
Nhiều người nghĩ buôn bán phải dối trá. Tôi không nghĩ thế. Tôi cho rằng mỗi người một nghề. Tôi đi khám bệnh, tôi phải tin ông bác sĩ, tôi đi mua máy giặt, tôi phải tin ông bán máy giặt. Tôi cứ nhìn mặt người bán hàng, đoán mò mà mua thôi. Nếu có cô bán hàng xinh đẹp thì tôi cũng dễ mua hơn, nhưng nhiều khi cũng bị lừa bởi mua theo cảm tính.
Ông khách hàng muốn mua đàn hơn 60 triệu bảo:
- Anh cứ viết số sê-ri, mô-đen đàn, tôi về hỏi bạn tôi cũng buôn bán đàn ở Sài Gòn xem có đắt không. Nếu được tôi sẽ mua.
Tôi bảo ông ta là cùng một sê-ri, cùng mô-đen, cùng năm sản xuất , nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, người bảo quản tốt, người bảo quản kém, người phục chế tốt, người phục chế kém, người đánh giá chất lượng còn lại chính xác, người đánh giá không chính xác.., Việt Nam mình là đất nước đang phát triển nên nó như thế, anh ta hỏi cũng vô ích. Có thể tôi đánh giá chất lượng đàn giỏi hơn bạn ông ấy hoặc ngược lại. Mà bạn ông khách hàng có nhìn thấy "đầu cua, tai nheo" cái đàn của tôi thế nào đâu mà đánh giá nhỉ.
- Cách duy nhất là anh phải tin tôi hoặc tin một ai đó anh cho là chuyên gia - Tôi nói.
Tôi chợt nhớ đến Bài ca không tên số 5 của nhạc sĩ Vũ Thành An, trong đó có câu
" Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua" .
Chắc phải tin người thôi, không tin thì không sống nổi, yêu thì sẽ tin. Vì vậy, tôi thấy cô bán hàng nào đẹp là tôi tin luôn. Như thế dễ ngủ hơn, khỏi suy nghĩ. Tôi hay lạc đề nên lan man một chút. Tôi thường nghĩ đến cụm từ người ta hay nói đến là "phụ nữ hiện đại". Nhiều người trong chúng ta hay hướng tới văn minh Âu - Mỹ khi chúng ta đang công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tôi là người có tư tưởng thủ cựu, tôi đấu tranh cho bình đẳng giới, nhưng không đấu tranh cho phụ nữ mà cho đàn ông. Dường như, tôi cảm thấy Âu - Mỹ đã dần cảm thấy sai lầm trong việc đẩy quá cao vai trò của người phụ nữ và dường như họ đang tách phụ nữ ra khỏi cái bổn phận thiêng liêng, cao quí vốn có của họ là chăm sóc gia đình, con cái và xây tổ ấm.
"Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" có lẽ là chân lý ngàn đời (man makes house, women makes home).
Tôi là nhà kinh doanh, đôi khi, đứng trước những tòa nhà to lớn và thầm thán phục những chủ đầu tư đã cho ra những sản phẩm to lớn như thế.
Ngược lại, tôi còn thán phục hơn nữa khi chủ đầu tư nào đó thuộc phái yếu có thể xây cất những toà nhà là những đứa trẻ được sinh ra, được chăm sóc, được lớn lên minh mẫn, khoẻ mạnh và có ích cho xã hội. Những "toà nhà" đó mới chính là những " toà nhà" hùng vĩ và đáng được ngưỡng mộ bởi những khó khăn khi chủ đầu tư "xây dựng" chúng. Và đó chẳng phải người đóng vai trò chính, có công không nhỏ là người phụ nữ hay sao?
Mặc dù không phải "fan" hâm mộ ông Hồ Chí Minh nhưng tôi cho rằng ông đã nói một câu mà tôi cho là không sai:
"Vì lợi ích trăm năm phải trồng người" !
Việc người phụ nữ Việt Nam bị ảnh hưởng Âu - Mỹ khi đất nước đang đà phát triển và bộ phận không nhỏ đã trở thành người phụ nữ hiện đại theo quan điểm mới với cả ý nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Vậy chúng tôi, những người đàn ông chỉ ở nhà, mặc quần đùi, áo may ô, trông con, rửa đít cho chúng, đi chợ, nấu cơm là điều dễ hiểu.
Không những thế, hồi xưa, trước khi lấy vợ, nhiều người trong chúng ta đều thích lấy vợ ..."mới tinh" (theo nghĩa chưa yêu ai).
Trải qua năm tháng, chúng ta sống và hiểu rằng hạnh phúc không nằm ở yếu tố vợ mình có "mới" trước khi lấy mình hay không. Điều quan trọng là vợ chồng có chấp nhận được cái xấu của nhau, tha thứ để hiểu nhau, xây dựng tương lai cho con cái chứ không phải chuyện mới hay cũ.
Vậy, chúng ta trở thành động vật nhai lại? Không phải vậy.
Tóm lại: lấy vợ cũ, mua đàn cũ ! Cứ thế mà làm, không thể chết được.
Ấy mà tôi nói thế không có nghĩa là tôi lộ ra việc mình đã lấy vợ "mới" hay "cũ" đâu nhé. Nếu vợ tôi có "mới" thì cũng tốt, nhưng không có nghĩa là rất quan trọng như ai đó vẫn tưởng. Và nếu chẳng may có "cũ" thì tôi vẫn tự hào về cái "cũ" đó.
Mua piano cũ hay piano mới đều có cái hay, cái dở, nếu bạn muốn mua đàn hoặc mua bất cứ mặt hàng gì, bạn phải tìm một lựa chọn và phải chấp nhận mặt trái của lựa chọn đó.
Cuộc sống, chẳng có lựa chọn nào là tròn vành vạnh cả, và đó là chân lý lâu rồi ./.
HUY QUANG PIANO & NHẠC CỤ
CÁC THƯƠNG HIỆU ĐÀN NHẬT
|