» Tin tức » Những 'Từ Mẫu' giữa tâm dịch sởi

 

Điều dưỡng Hồ Thị Bích (khoa Truyền nhiễm – BV Nhi TƯ) dù có bầu 4 tháng nhưng vẫn phải đi làm. Đi làm khi đang mang bầu giữa lúc dịch sởi đang hoành hành, chị cho biết cả gia đình lo lắng nhưng không thể khác được vì công việc quá nhiều. May mắn chồng chị cũng làm cùng ngành nên có sự cảm thông, chia sẻ (Ảnh: Cẩm Quyên)


 

Cao điểm có 15-20 bệnh nhân nhập viện, 50% số này là ca nặng, suy hô hấp, viêm phổi, điều trị phức tạp, đòi hỏi nhiều tâm sức, thời gian.

“Có người chồng phải đón con suốt thời gian qua, thắc mắc sao vợ hay về muộn thế, chuyện 2 giờ chiều chưa được ăn cơm là bình thường, vv … Nhưng rất may các cán bộ y tế ở đây cũng được gia đình hiểu và thông cảm, tạo điều kiện để hoàn thành tốt công việc”, bác sỹ Huy nói.

Tình hình tương tự cũng diễn ra ở các BV đang là tâm dịch sởi như Nhi TƯ và BV Bạch Mai. Các bác sỹ ở đây cũng đang ngày đêm tận tình cứu chữa những bệnh nhi mắc sởi, kể cả chính bản thân họ cũng là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe (đặc biệt là phụ nữ có thai).

PGS.TS Phạm Nhật An, Phó GĐ BV Nhi TƯ kể: Dịch ròng rã mấy tháng trời, có điều dưỡng phát khóc vì kiệt sức. Mỗi đêm có 7 điều dưỡng trực nhưng toàn trên 200 bệnh nhân điều trị, trong đó có nhiều ca nặng, công việc vất vả vô cùng.

Nghề nghiệp dạy cho mình chữ “nhẫn”

Dù căng thẳng, vất vả là vậy song Yến cho biết làm việc trong ngành y tế, lại là khoa Nhi, kể cả khi mệt mỏi hay áp lực cũng không được phép thể hiện bất kì một thái độ nào với người bệnh chứ đừng nói đến chuyện nổi nóng với họ.

Có lần Yến lấy ven của một bệnh nhi 2 lần không được (do cháu được chuyển từ tuyến dưới lên, chi chit vết thâm do bị chọc ven nhiều nên rất khó lấy. Yến lại là điều dưỡng lấy ven rất khá của khoa theo lời bác sỹ trưởng khoa Bùi Vũ Huy).


 

 

Bác sỹ của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương làm việc không ngừng nghỉ trong dịch sởi (Ảnh: Cẩm Quyên)


 “Mẹ của bệnh nhi vì xót con nên thể hiện thái độ. Em không lấy được ven cũng xót vì biết cháu đau. Em không tiếp tục lấy ven nữa và dặn sẽ lấy ven vào lúc khác. Hôm sau dường như người nhà hiểu được sự nhẫn nhịn nên họ chủ động tìm và nói chuyện với em. 
Chứng kiến cán bộ y tế làm việc là bệnh nhân sẽ hiểu. Ở vài ngày trong viện với cán bộ y tế là người bệnh và gia đình cũng “dễ tính” với mình hơn”, Yến kể.

Theo lời nữ điều dưỡng này, người bệnh khi vào viện đều trong tình trạng đau ốm, khủng hoảng nên cần sự động viên của cán bộ y tế. Bởi thế, ngoài làm chuyên môn, mỗi cán bộ y tế còn phải làm cả công tác tư tưởng để người bệnh và gia đình yên tâm, hợp tác trong điều trị.

“Nhất là với chuyên khoa Nhi toàn trẻ nhỏ, không có khả năng tự chủ, mà cha mẹ các cháu thường hoảng hốt, sốt ruột. Em cố gắng đặt mình vào vị trí của họ để hiểu và thông cảm với họ hơn, cái sự nhẫn nhịn của mình vì thế cũng được tôi luyện, áp lực, ức chế và căng thẳng cũng giảm bớt vì mình hiểu là người bệnh đang lo lắng”, Yến nói.

Công việc này cũng giúp Yến “đằm” nhiều hơn trong cuộc sống, giúp Yến biết nhẫn nhịn hơn và biết quan tâm, chăm sóc cho mọi người xung quanh nhiều hơn.

Niềm vui của nữ điều dưỡng 24 tuổi rất giản đơn, đó là khi nhìn thấy sức khỏe các cháu tốt lên, thấy ánh mắt các bé lanh lợi hơn, tinh thần tỉnh táo hơn là cô phấn khởi rồi.
“Càng làm việc em càng cảm thấy mình phù hợp với nơi này. Bạn trai cũng rất tự hào về công việc mà em đang làm”,Yến nói mà mắt ánh lên niềm hạnh phúc.


Cẩm Quyên từ Vietnamnet.vn

Follow us

HUY QUANG PIANO